Trung học phổ thông Bảo Lộc
CHUYÊN MỤC TIN TỨC
KẾ HOẠCH Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019

[Đăng lúc:11/7/2019 12:00:00 AM]

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN CƠ SỞ GIỚI

( Thứ 2 ngày 28/10/2019)

Kính chào quý Thầy Cô giáo, các em học sinh thân mến!

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện, cơ hội nhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó

Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói).

  • Câu Hỏi 1:

Giới tính là gì? Giới là gì?

  • Trả lời:

  1. GIỚI TÍNH

  • Bẩm sinh, được xác định từ lúc thai nhi

  • Đồng nhất, phổ biến trên toàn thế giới

  • Không thay đổi theo không gian, thời gian

  1. GIỚI

  • Do giáo dục, học hỏi mà có

  • Đa dạng, khác nhau theo từng nền văn hoá

  • Thay đổi theo thời gian, không gian

Việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019 với chủ đề: "Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em". Nhằm thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động tham gia hành động của các cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, vận động toàn xã hội chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, cho cha, mẹ, các thành viên trong gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Giảm thiểu tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng, ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

  • Câu hỏi 2: Bạo lực học đường là gì?

  • Trả lời: Bạo lực học đường là những hành động mang tính chất bạo lực gây tổn hại cho người khác, hoặc ngăn cản không cho người khác được thực hiện những quyền chính đáng của mình xảy ra nơi trường học.

  • Câu hỏi 3: Bạo lực học đường TRÊN CƠ SỞ GIỚI (BLHĐTCSG) là gì?

  • Trả lời:  Là những hành động gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đối với các học sinh về thân thể, tinh thần hay tình dục; xuất phát từ những định kiến giới, phân biệt đối xử về giới hoặc những lí do liên quan đến giới tính của các em.

  • Câu hỏi 4: Các hình thức bạo lực học đường trên cơ sở Giới là gì?

  • Trả lời:  bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần,  bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế.

  1. Bạo lực thân thể

  • Đánh, đấm, tát

  • Bóp cổ

  • Bắt đứng/ngồi/quỳ ở những tư thế gây đau đớn cơ thể

  • Bắt luyện tập quá mức

  • Cấm đi vệ sinh

  • Bóc lột sức lao động

  1. Bạo lực tinh thần

  • Quấy rầy, lăng mạ

  • Bắt nạt, chọc ghẹo

  • Thao túng, hành hạ về cảm xúc

  • Đặt biệt danh xấu…

  1. Bạo lực kinh tế

  • Sĩ diện nam tính

  • Trấn lột tiền/tài sản

  • Bắt cống nạp

  • Bắt ép đi trấn lột

  1. Bạo lực tình dục

  • Hiếp dâm, cưỡng dâm

  • Mơn trớn, sờ soạng

  • Lời lẽ gợi dục

  • Cho xem các tranh ảnh, dụng cụ kích dục…

    •  

  • Câu hỏi 4: Dấu hiệu của người bị bạo lực?

  • Trả lời:

A, DẤU HIỆU CỦA NGƯỜI BỊ BẠO LỰC

  • Sợ một người nào đó (khó chịu, lo lắng, kinh hãi khi nói đến người đó).

  • Phản ứng thái quá đối với những việc bình thường không đáng sợ hãi.

  • Có những dẫu hiệu thương tích rõ ràng, nhưng giải thích Ko hợp lý.

  • Không tự quyết định dù chỉ là những việc nhỏ nhặt, giản đơn.

  • Tỏ ra căng thẳng, nhưng không biết căn nguyên của những căng thẳng.

  • Có những hành vi thể hiện phản ứng với BL, như dễ khóc, thái độ phòng vệ, hung hăng, ngại nói chuyện khi  có ai đó ở bên…

  • Cảm thấy bế tắc, không lối thoát; có ý định tự tử/tự sát.

B, DẤU HIỆU CỦA NGƯỜI GÂY RA BẠO LỰC

  • Ghen tuông quá mức, thường bày tỏ thái độ sở hữu ai đó một cách bất bình thường.

  • Nói thay hoặc không để người kia được nói khi tiếp xúc với GVCN/chuyên gia;

  • Khăng khăng đòi duy trì quan hệ gần gũi, mật thiết với người kia;

  • Cố tỏ ra mình rất quan tâm đến người kia.

C, ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BLHĐTCSG.

  1. Ảnh hưởng đối với việc học tập của trẻ

  • Mất tập trung

  • Đạt điểm thấp

  • Không muốn tới trường

  • Lo sợ không muốn tham gia các HĐ trong lớp/trường

  • Không dám nhờ GV giúp đỡ

  • Bị cô lập trong các hoạt động tập thể của lớp, trường

  • Muốn chuyển trường để thoát khỏi bạo lực và sự kì thị

  • Bỏ học

  • Hạn chế lựa chọn môn học và nghề nghiệp

  1. Tác động tới thể chất, tâm lý là gia tăng các nguy cơ:

  • Mất tự tin

  • Lo lắng, sợ hãi, tức giận

  • Trầm cảm, tuyệt vọng, sức khỏe kém

  • Mất niềm tin vào người khác

  • Có hành vi tình dục nguy hiểm

  • Xung đột trong gia đình

  • Tự ngược đãi/làm tổn thương bản thân

  • Tự tử (hoặc có ý muốn tự tử)

  • Sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khác

  • Tổn thương cơ thể, mang thai (đối với em gái) và mắc các bệnh xã hội.

  • Nghiện tình dục, hoặc đi XHTD người khác

D, NGUYÊN NHÂN CỦA BLHĐTCSG VÀ XHTDTE

  • Nguyên nhân sâu xa của BLHĐTCSG và XHTD là do ĐKG và PBĐXVG

  • Sự bất bình đẳng về quyền lực giữa GV với HS hoặc giữa HS với HS

  • Thể hiện sức mạnh nam tính. “Đôi khi nam đánh nhau là muốn thể hiện “nam tính” và khẳng định quyền lực “chinh phục và bảo vệ” bạn gái của mình”

  • Hạ thấp giá trị nữ tính. “Các bạn nữ trông nam tính thì được các bạn khác thích; còn các bạn nam có cử chỉ dịu dàng, nữ tính lại bị ghét, bị trêu chọc”

  • Không tuân theo khuôn mẫu giới cũng bị BLG và dễ bị QR/XHTD

  • Vị trí xã hội của TEG/PN  thấp khiến họ thường chấp nhận bị QR/XHTD và các hình thức bạo lực khác. 

  • Cơ thể của các TEG/PN trẻ thường bị coi như đối tượng tình dục để bình luận hay động chạm.

  • Sự hạn chế của pháp luật: Pháp luật chưa được thực thi hiệu quả để ngăn chặn BLG và QR/XHTD.

E, NHỮNG TRỞ NGẠI CẢN TRỞ HỌC SINH TIẾT LỘ HOẶC THÚ NHẬN KHI BỊ BẠO LỰC GIỚI / XHTD

  1. Trở ngại khách quan:

  • Dư luận xã hội (Sợ gây tiếng xấu, bị dị nghị, kỳ thị)

  • Bị đe dọa bởi kẻ gây bạo lực;

  • Thất vọng vì đã từng bày tỏ, nhưng lại không được giúp đỡ, chia sẻ;

  • Pháp luật không nghiêm, xã hội làm ngơ hoặc dung túng những hành vi BLG;

  • Không sẵn có các dịch vụ hỗ trợ.

  1. Trở ngại chủ quan:

  • Cho rằng hành vi BLG là bình thường hoặc mình đáng bị đối xử như vậy;

  • Lo sợ hậu quả của việc tiết lộ; hoặc không đủ tự tin để tiết lộ;

  • Không biết mình đang bị quấy rối/xâm hại;

  • Sợ thầy cô/người khác không tin mình;

  • Không biết phải diễn tả các hành động bạo lực bằng từ ngữ như thế nào;

  • Không biết liệu GVCN/nhân viên tư vấn có thể giúp được mình không;

  • Sợ bị cắt nguồn hỗ trợ tài chính từ kẻ bị tố cáo;

  • Cảm giác xấu hổ;

  • Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về thực trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây?

  • Trả lời: Ngày càng nhiều, xãy ra ở cả nữ sinh  là người gây bạo lực, mức độ ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn

  • 4-6 triệu học sinh liên quan BLHĐ trên thế giới

  • Việt nam 1600 vụ/ 1 năm

  • khoảng 5.200 học sinh có 1 hs liên quan đến BLHĐ

  • 11.000 học sinh/1 bị thôi học.

  • 310 vụ( 3tháng đầu năm 2019).

 

 

 

 

NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG KHI THAM VẤN- TƯ VẤN

  • Hành động ngay lập tức, không được chậm trễ.

  • Đảm bảo giữ kín thông tin về trẻ và các bên liên quan (chỉ những người có trách nhiệm được thông báo).

  • Đảm bảo an toàn cho trẻ là yếu tố đầu tiên cần xem xét.

  • Đảm bảo những người liên quan phải nắm bắt được thông tin để phối hợp hành động.

  • Mọi quyết định đều phải xuất phát từ trẻ và vì trẻ.

 

THÔNG ĐIỆP CHÍNH

  • BLHĐTCSG đang diễn ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau. Nó không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường, mà còn xảy ra ở cả trên đường đến trường hoặc từ trường về nhà...

  • Với các mức độ khác nhau, các HS (nam, nữ và LGBT) đều có thể trở thành nạn nhân của BLHĐTCSG. Nó tác động tiêu cực đến sự phát triển sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội và kết quả học tập của các em.

  • Nguyên nhân chính của BLHĐTCSG là ảnh hưởng của các ĐKG và sự PBĐXVG, sự quá coi trọng nam tính và hạ thấp nữ tính.

  • Mỗi nhà trường cần có sẵn và áp dụng một qui trình cụ thể về báo cáo, can thiệp xử lí các hành vi BLHĐTCSG để bảo vệ mọi trẻ em, trong đó luôn coi trọng nguyên tắc đặt lợi ích và sự an toàn của HS lên hàng đầu.

  • GV, cán bộ nhà trường và đặc biệt là GVCN có thể phòng ngừa và ứng phó với BLHĐTCSG thông qua nhiều biện pháp, cách thức khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xảy ra bạo lực, đặc điểm HS, mức độ nghiêm trọng của vụ việc...

Xin cảm ơn quý Thầy Cô và các em học sinh đã chú ý lắng nghe.

Trường THPT Bảo Lộc

Bài viết liên quan
TIN MỚI NHẤT
© 2024 Trường THPT Bảo Lộc Lâm Đồng
Địa chỉ: 101 Lê Hồng Phong - Phường 1 - Tp.Bảo Lộc - Lâm Đồng; Điện thoại: 063 3864300